Ngô Thì Nhậm (1746–1803) và Đặng Trần Thường (1759-1813) là hai danh sĩ cuối thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đến thời Tây Sơn. Đây là giai đoạn nhiều biến động và sóng gió trong lịch sử dân tộc. Cả hai ông đều từng làm quan cuối thời Lê - Trịnh, nhưng sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc thì số phận run rủi khiến hai người rẽ theo hai ngả.
Ngô Thì Nhậm, được nhà Tây Sơn cầu hiền và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định Bắc Hà. Khi 20 vạn quân Thanh kéo đến, ông góp mưu cùng Ngô Văn Sở thực hiện rút quân chiến lược, bảo toàn lực lượng và chuẩn bị bàn đạp ở vùng Tam Điệp (Ninh Bình) để vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
Đặng Trần Thường ban đầu cũng có ý làm quan cho nhà Tây Sơn, nhờ Ngô Thì Nhậm tiến cử. Nhưng do Ngô Thì Nhậm cho rằng ông có ý cầu cạnh nên bảo: "Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác". Cảm thấy bị sỉ nhục, ông bỏ vào Nam theo Gia Long - Nguyễn Ánh và cũng lập nhiều công trạng, được coi là khai quốc công thần của nhà Nguyễn.
Sau khi nhà Tây Sơn mất, Đặng Trần Thường là người chủ trì việc trừng phạt Ngô Thì Nhậm và các nhân sĩ Bắc Hà đã từng theo Tây Sơn trước đó. Để trả thù Ngô Thì Nhậm, Đặng Trần Thường ra câu thách đối:
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Không ngờ Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp lại:
Thế chiến quốc, thế xuân thu, thời đã thế, thế thời phải thế
Kết quả là Ngô Thì Nhậm bị nhục hình bằng roi (có người cho rằng có tẩm thuốc độc). Sau trận đòn thù, Ngô Thì Nhậm bệnh nặng và mất sau đó. Câu chuyện bi tráng của hai nhân sĩ Bắc Hà là đối thủ của nhau thời Lê Trịnh - Tây Sơn và đầu thời Nguyễn, mãi mãi còn lưu lại cùng với đôi câu đối nổi tiếng mà hai ông là đồng tác giả.
Wednesday, February 25, 2015
Sunday, February 22, 2015
Đầu xuân thăm phố "Ông đồ"
Không rõ từ năm nào phố "Ông đồ" trở thành một nét văn hoá không thể thiếu của Hà Nội mỗi dịp xuân về. Dẫu rằng đây đó vẫn còn một số băn khoăn như: nhiều ông đồ không thạo cả chữ Hán lẫn chữ Việt; hay cảnh lộn xộn chen chúc mấy năm trước; hay người xin chữ đôi khi cũng chẳng biết mình thực sự muốn gì, quanh đi quẩn lại thì cũng cầu tài, cầu lộc,...
Dẫu là vậy, thì trong rất nhiều lễ và hội mở ra suốt những tháng đầu năm thì ngày "hội chữ nghĩa", có thể gọi như thế, vẫn là một nét đẹp. Nhất là năm nay có sự tổ chức lại, phố ông đồ chuyển vào hồ Văn, quy củ và trật tự hơn.
Các ông đồ cũng phải trải qua sát hạch nên chất lượng chữ và nghĩa cũng có phần cao hơn, trang trọng và nghiêm túc.
Bên cạnh chữ Hán theo truyền thống xưa, phần thư pháp chữ quốc ngữ ngày càng nhiều và thu hút được sự quan tâm của du khách. Những bức thư pháp Việt, đẹp và gần gũi với tâm hồn người Việt.
Không có cảnh chen lấn, xô đẩy. Không có cảnh cờ bạc đỏ đen. Phố ông đồ đầu xuân là một nơi rất đáng để đến thăm và vãn cảnh, để thêm một chút cảm nhận tâm hồn người Việt.
Dẫu là vậy, thì trong rất nhiều lễ và hội mở ra suốt những tháng đầu năm thì ngày "hội chữ nghĩa", có thể gọi như thế, vẫn là một nét đẹp. Nhất là năm nay có sự tổ chức lại, phố ông đồ chuyển vào hồ Văn, quy củ và trật tự hơn.
Các ông đồ cũng phải trải qua sát hạch nên chất lượng chữ và nghĩa cũng có phần cao hơn, trang trọng và nghiêm túc.
Bên cạnh chữ Hán theo truyền thống xưa, phần thư pháp chữ quốc ngữ ngày càng nhiều và thu hút được sự quan tâm của du khách. Những bức thư pháp Việt, đẹp và gần gũi với tâm hồn người Việt.
Một gian thư pháp chữ quốc ngữ, chất liệu đa dạng và rất đẹp:
Rất nhiều em bé cũng háo hức xin chữ
Không có cảnh chen lấn, xô đẩy. Không có cảnh cờ bạc đỏ đen. Phố ông đồ đầu xuân là một nơi rất đáng để đến thăm và vãn cảnh, để thêm một chút cảm nhận tâm hồn người Việt.
Wednesday, February 18, 2015
Monday, February 16, 2015
Niêm luật của câu đối: đối ngữ và đối nghĩa
Bên cạnh đối thanh (luật bằng trắc), hai vế của câu đối còn cần tuân thủ luật đối nghĩa quy định tính đối xứng của các từ, cụm từ tương ứng. Các ý cơ bản liên quan đến đối ngữ và đối nghĩa gồm:
Câu đối mang tính trào phúng nhưng vô cùng chặt chẽ về niêm luật. Từng câu từng chữ đều tuân thủ các luật đối thanh, đối ngữ và đối nghĩa. Một chút phá cách là ở hai từ ông và thằng. Thường thì ông sẽ đối với bà, cụ,... nói chung là trong phạm trù những người được kính trọng hay có vai vế. Nguyễn Công Trứ lại đối với "thằng" rất chỉnh, nhất lại là "thằng bần"!
- Một vé đối có từ, cụm từ có nghĩa thì ở vế kia cũng cần có từ, cụm từ có cùng số chữ tương ứng và có nghĩa đối ứng
- Hai từ/cụm từ tương ứng ở hai bên phải cùng loại: cùng là danh từ (đại từ, động từ, tính từ, trạng từ,...)
- Ý nghĩa của các từ, cụm từ tương ứng phải đối nhau (hoặc tối thiểu là khác nhau rõ rệt - không dùng từ đồng nghĩa): xanh/đỏ, xa/gần, lớn/nhỏ, tất bật/thong dong,...
- Các từ/cụm từ tương ứng phải cùng trong một phạm trù, ví dụ: trời, đất, sông, núi, cây, cỏ có thể coi là cùng phạm trù thiên nhiên; hoặc một, hai, ba, bốn, trăm, vạn, nghìn, triệu,... là các từ cùng thuộc phạm trù số lượng đếm được (cụ thể); hoặc vô vàn, một chút, toàn bộ,... thuộc phạm trù số lượng trừu tượng (không đếm được);...
- Các từ láy được đối với từ láy. Các từ láy có thể láy âm (lao xao, chạng vạng, lăn tăn); láy phụ âm (hiu hắt, xôn xao, le lói); hoặc láy cả âm và phụ âm.
Thông thường việc tuân thủ các điều trên là quan trọng, nhưng đôi khi cố ý phá cách một cách có chủ ý và tài tình lại có hiệu quả cao. Ví dụ trong câu đối Tết nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ:
Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra khỏi cửa
Sáng mồng một rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông phúc đón vào nhà
Câu đối mang tính trào phúng nhưng vô cùng chặt chẽ về niêm luật. Từng câu từng chữ đều tuân thủ các luật đối thanh, đối ngữ và đối nghĩa. Một chút phá cách là ở hai từ ông và thằng. Thường thì ông sẽ đối với bà, cụ,... nói chung là trong phạm trù những người được kính trọng hay có vai vế. Nguyễn Công Trứ lại đối với "thằng" rất chỉnh, nhất lại là "thằng bần"!
Saturday, February 14, 2015
Đối thanh và luật bằng trắc trong câu đối
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Đây là đôi câu đối rất chuẩn mực về luật đối thanh, các từ, cụm từ đã đối nhau nhưng nếu tách riêng từng chữ cũng đối nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng chặt chẽ như vậy. Luật đối thanh ưu tiên các chữ:
- Ở các vị trí thứ 2, 4, 6, cuối câu và đầu cụm từ cuối cùng nếu có lẻ chữ
- Ở vị trí cuối của các từ có 2 chữ
- Đôi khi thanh chắc (hỏi, ngã) có thể đối được với thanh trắc (nặng)
- Ở các vị trí khác, có thể không áp dụng luật đối thanh
Như vậy, nếu viết câu đối, cần đặc biệt chú trọng luật bằng/trắc ở các vị trí nêu trên. Nếu không sẽ khó mà thành câu đối, hay khi đọc lên nghe sẽ không thuận.
Việc có những vị trí không bắt buộc luật bằng trắc cũng giúp cho câu đối bớt gò bó hơn, tránh tình trạng đôi khi bỏ mất những từ hoặc ý hay.
Thursday, February 12, 2015
Xuất đối dị, đối đối nan ...
Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên năm 1304, đời vua Trần Anh Tông, tương truyền vì nể phục trí tuệ uyên bác và tài ứng đối của ông khi đi sứ mà triều đình nhà Nguyên cũng phong tặng ông danh hiệu Trạng nguyên và ông được tôn xưng là Lưỡng quốc Trạng nguyên. Chuyện kể rằng khi đi sứ nhà Nguyên vào năm 1308, ông đến cửa ải muộn, viên quan canh cửa khẩu nhà Nguyên thách ông đối được câu đối thì mới mở cửa:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
Mạc Đĩnh Chi đối lại:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối
(Dịch nghĩa: ra đối dễ, đối lại khó, mời tiên sinh đối trước)
Câu đối vừa đúng hoàn cảnh, vừa chuẩn lại vừa có ý trách viên quan giữ ải nhà Nguyên làm khó sứ bộ khiến ông ta nể phục và để sứ bộ đi qua.
Câu "xuất đối dị, đối đối nan" cũng nói lên cái khó của người bị thách đối. Có một giai thoại về chàng học trò thấy cô gái bán nước xinh đẹp nên đem lòng yêu mến. Cô gái thách chàng bằng vế đối:
Ngân bình kiên thượng tỵ (dịch nghĩa: Ấm bạc mũi trên vai)
Vì không đối lại được, chàng trai xấu hổ nên đã tự vẫn. Câu thách đối được ghi lên vách quán. Một lần Mạc Đĩnh Chi đi qua và biết chuyện, đã nói: "để ta giải oan cho linh hồn chàng trai trẻ", rồi ông viết lên bên cạnh:
Kim toả phúc trung tu (dịch nghĩa: Khoá vàng râu trong bụng)
Câu thách của cô hàng nước nhưng phải đến một Lưỡng quốc Trạng nguyên như Mạc Đĩnh Chi mới giải được. Như vậy việc đối lại quả thực là rất khó. Ngày nay chúng ta có thể xem thú chơi câu đối như một thú vui tao nhã, một truyền thống tốt đẹp, không nên quá câu nệ câu chữ hay cay cú hơn thua. Càng không nên bắt bẻ chữ nghĩa, vặn vẹo niêm luật để đả phá, khích bác. Âu cũng là cái đạo của văn chương!
Đường thượng tụng kinh sư sử sứ...
Trạng Lường Lương Thế Vinh là người nổi tiếng về tài ứng đối, ông đỗ Trạng nguyên năm 1463 dưới thời vua Lê Thánh Tông cũng là bậc một bậc văn tài.
Chuyện kể rằng, nhân một chuyến đi kinh lý, nhà vua ghé về thăm quê của Lương Thế Vinh (làng Cao Lương, huyện Vụ Bản) và viếng thăm ngôi chùa trong làng khi sư cụ trong chùa đang tụng kinh. Sư cụ đánh rơi chiếc quạt và một viên quan đã nhanh tay nhặt dùm sư cụ. Trong bữa tiệc sau đó, vua Lê Thánh Tông ra câu đối:
"Đường thượng tụng kinh, sư sử sứ" (trên bục tụng kinh sư khiến quan)
Nhà vua thách các quan đối lại. Các quan nghĩ mãi không ra, câu đối đặc biệt khó ở cụm từ "sư sử sứ". Riêng Lương Thế Vinh thì cứ ngồi uống rượu và không nói gì. Lúc sau ông sai người về bảo vợ đến dìu về. Nhà vua thấy vậy mới nhắc Trạng nói rõ là có đối được không.
Lương Thế Vinh gãi đầu gãi tai nói: "bẩm hoàng thượng, thần đối rồi đấy chứ ạ!", các quan cười ầm lên nghĩ rằng ông đánh bài chuồn. Lúc ấy, ông mới chỉ vào vợ đang dìu mình và đọc:
"Đình tiền tuý tửu, phụ phù phu" (trước sân say rượu, vợ dìu chồng).
Một câu đối hay và câu chuyện đã trở thành giai thoại văn chương đương thời và đến đời sau.
Chuyện kể rằng, nhân một chuyến đi kinh lý, nhà vua ghé về thăm quê của Lương Thế Vinh (làng Cao Lương, huyện Vụ Bản) và viếng thăm ngôi chùa trong làng khi sư cụ trong chùa đang tụng kinh. Sư cụ đánh rơi chiếc quạt và một viên quan đã nhanh tay nhặt dùm sư cụ. Trong bữa tiệc sau đó, vua Lê Thánh Tông ra câu đối:
"Đường thượng tụng kinh, sư sử sứ" (trên bục tụng kinh sư khiến quan)
Nhà vua thách các quan đối lại. Các quan nghĩ mãi không ra, câu đối đặc biệt khó ở cụm từ "sư sử sứ". Riêng Lương Thế Vinh thì cứ ngồi uống rượu và không nói gì. Lúc sau ông sai người về bảo vợ đến dìu về. Nhà vua thấy vậy mới nhắc Trạng nói rõ là có đối được không.
Lương Thế Vinh gãi đầu gãi tai nói: "bẩm hoàng thượng, thần đối rồi đấy chứ ạ!", các quan cười ầm lên nghĩ rằng ông đánh bài chuồn. Lúc ấy, ông mới chỉ vào vợ đang dìu mình và đọc:
"Đình tiền tuý tửu, phụ phù phu" (trước sân say rượu, vợ dìu chồng).
Một câu đối hay và câu chuyện đã trở thành giai thoại văn chương đương thời và đến đời sau.
Wednesday, February 11, 2015
Nguyễn Hữu Chỉnh: võ tướng văn tài
Bằng Lĩnh Hầu Nguyễn Hữu Chỉnh (1741 - 1787), là một võ tướng nổi tiếng thời Lê - Trịnh, sau theo Quang Trung Nguyễn Huệ. Ông đồng thời cũng nổi tiếng với tài văn thơ, câu đối, được coi là bậc "Nho tài tử" (theo GS Trần Ngọc Vương).
Tương truyền lúc 9 tuổi, thày học yêu cầu vịnh bánh pháo, Nguyễn Hữu Chỉnh đã viết:
Xác không vống những cậy tay người
Không khéo làm sao nữa cũng rơi
Kêu lắm lại càng tan tác lắm
Chung quy chỉ một tiếng mà thôi
Còn khi được yêu cầu viết câu đối dán ở cổng, ông viết:
Mở khép càn khôn, có ra tay mới biết
Ra vào trướng tướng, thử liếc mắt mà coi
Câu đối của cậu bé chín tuổi đã thể hiện rõ chí hướng và khí khái của một anh hùng thời loạn lạc, tài năng và nhiều mâu thuẫn.
Tương truyền lúc 9 tuổi, thày học yêu cầu vịnh bánh pháo, Nguyễn Hữu Chỉnh đã viết:
Xác không vống những cậy tay người
Không khéo làm sao nữa cũng rơi
Kêu lắm lại càng tan tác lắm
Chung quy chỉ một tiếng mà thôi
Còn khi được yêu cầu viết câu đối dán ở cổng, ông viết:
Mở khép càn khôn, có ra tay mới biết
Ra vào trướng tướng, thử liếc mắt mà coi
Câu đối của cậu bé chín tuổi đã thể hiện rõ chí hướng và khí khái của một anh hùng thời loạn lạc, tài năng và nhiều mâu thuẫn.
Câu đối trong thơ Hồ Xuân Hương
Thơ Hồ Xuân Hương theo truyền thống thi ca Việt Nam phần nhiều tuân theo niêm luật chặt chẽ của thơ Đường, đặc biệt là các bài thơ bốn hoặc tám câu. Chính vì vậy, trong thơ bà có rất nhiều ... câu đối. Đặc biệt, với giọng thơ trào phúng, nhiều câu đối hay đã được lưu truyền trong dân gian.
Mắng học trò dốt
Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa
(Tương truyền bài này Hồ Xuân Hương đọc khi bị một nhóm học trò trêu trọc). Hai câu cuối của bài thơ có thể tách riêng thành đôi câu đối hoàn chỉnh và có thể tồn tại độc lập nhằm phê phán thói "ngựa non háu đá", hiếu thắng.
Hoặc khi bà đả kích những người dựa dẫm nhà chùa nhưng lại thiếu tâm Phật, bài thơ "Sư hổ mang" có hẳn hai đôi câu đối độc đáo (câu 3,4 và câu 5,6), khi tách riêng vẫn có đầy đủ ý nghĩa như cả bài thơ.
Sư hổ mang
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha
Tu lâu có lẽ lên sư cụ
Ngất nghểu toà sen nọ đó mà
Mắng học trò dốt
Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa
(Tương truyền bài này Hồ Xuân Hương đọc khi bị một nhóm học trò trêu trọc). Hai câu cuối của bài thơ có thể tách riêng thành đôi câu đối hoàn chỉnh và có thể tồn tại độc lập nhằm phê phán thói "ngựa non háu đá", hiếu thắng.
Hoặc khi bà đả kích những người dựa dẫm nhà chùa nhưng lại thiếu tâm Phật, bài thơ "Sư hổ mang" có hẳn hai đôi câu đối độc đáo (câu 3,4 và câu 5,6), khi tách riêng vẫn có đầy đủ ý nghĩa như cả bài thơ.
Chẳng phải Ngô mà chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc, áo không tà
Oản dâng trước mắt dăm ba phẩm
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Đầu thì trọc lốc, áo không tà
Oản dâng trước mắt dăm ba phẩm
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha
Tu lâu có lẽ lên sư cụ
Ngất nghểu toà sen nọ đó mà
Hay như nhiều người sẽ nhớ hai câu:
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
hơn là nhớ cả bài thơ "Vịnh hang Cắc Cớ".
hơn là nhớ cả bài thơ "Vịnh hang Cắc Cớ".
Câu đối trong thơ Hồ Xuân Hương thường phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi niêm luật hơn những câu đối viết riêng như vẫn rất hay, rất chuẩn.
Ứng dụng "Câu đối Việt Nam"
Hướng dẫn sử dụng app "Câu đối Việt Nam" |
Chức năng:
- Hiển thị tham khảo hàng trăm câu đối hay của các danh sĩ Việt Nam xưa nay
- Thêm câu đối của người sử dụng, trình bày dưới dạng chuẩn của ứng dụng và thêm vào cơ sở dữ liệu câu đối trên thiết bị của người sử dụng
- Tải về các câu đối mới được tập hợp và biên tập trên cloud, bổ sung vào cơ sở dữ liệu cá nhân trên iPhone/iPad
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Các câu đối được trình bày với hơn 70 hình nền khác nhau, màu chữ và font chữ khác nhau.
Tải về miễn phí trên AppStore
Tải về miễn phí trên appvn.com
Tuesday, February 10, 2015
Niêm luật của câu đối
Có lẽ ngày nay dù ít nhiều ai cũng biết câu đối là gì, cũng từng xem, đọc qua những câu đối ở đền chùa hay treo trong nhà dịp Tết. Tuy vậy, chắc không nhiều người tìm hiểu kỹ những niêm luật đối với một câu đối. Bài viết này cũng không có tham vọng nghiên cứu sâu về vấn đề này, thay vào đó chỉ là mấy dòng tản mạn, nhằm giúp cho các bạn trẻ ngày nay có thể thưởng thức, hay sáng tác câu đối như một thú vui tao nhã ngày xuân.
Người xưa quan niệm: "Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa". Vì vậy việc viết câu đối cũng có rất nhiều quy định chặt chẽ liên quan đến chữ, nghĩa, thanh, sắc,... Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản thì có những quy luật như sau cần tuân thủ:
Người xưa quan niệm: "Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa". Vì vậy việc viết câu đối cũng có rất nhiều quy định chặt chẽ liên quan đến chữ, nghĩa, thanh, sắc,... Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản thì có những quy luật như sau cần tuân thủ:
- Đôi câu đối gồm hai câu (trái, phải) có số từ đơn bằng nhau (hai vế đối)
- Các từ/cụm từ tương ứng ở hai vế đối nhau về âm (bằng/trắc)
- Các từ/cụm từ hai về đối nhau về nghĩa (to/nhỏ, lớn/bé, rộng/hẹp,...)
- Các từ cụm từ tương ứng ở hai vế đối nhau về ý (chả sợ/chỉ lo, bao năm/một lúc,...)
- Đối loại: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ, tính từ đối tính từ,...
Câu đối càng tuân thủ đúng nhiều luật thì càng được coi là "chỉnh" hay "chuẩn". Nhưng đó mới chỉ là về khuôn phép. Điều quan trọng nhất là câu đối hoàn chỉnh phải thể hiện được một ý gì đó rõ ràng, đọc lên có vần, có điệu, dễ hiểu, dễ nhớ. Về mặt nội dung, câu đối có thể phân loại thành:
- Ca ngợi con người, ca ngợi danh nhân
- Ca ngợi thiên nhiên
- Ca ngợi non sông, đất nước
- Chúc tết, chúc mừng những sự kiện tốt đẹp
- Nói lên chí khí của người viết
- Trào phúng, châm biếm thói hư tật xấu
- Tức cảnh
Về một câu đối hay của vua Lý Thái Tổ
Chuyện xưa kể rằng vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) hồi nhỏ ở chùa và theo học nhà sư Lý Khánh Văn và sư Vạn Hạnh. Cậu bé Lý Công Uẩn rất thông minh và tinh nghịch. Một lần, Công Uẩn bị sư Vạn Hạnh phạt đứng suốt đêm nơi cửa chùa. Bị muỗi đốt không ngủ được, Công Uẩn tức cảnh đọc bài thơ đầy khẩu khí.
Nguyên bản chữ Hán:
天 為 衾 枕 地 為 氈
日 月 同 雙 對 我 眠
夜 深 不 敢 長 伸 足
止 恐 山 河 社 稷 顛
Bản dịch của Lê Văn Uông:
Màn có trời cao, chiếu đất liền
Cùng trăng thanh thản giấc thần tiên
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng
Nguyên bản chữ Hán:
天 為 衾 枕 地 為 氈
日 月 同 雙 對 我 眠
夜 深 不 敢 長 伸 足
止 恐 山 河 社 稷 顛
Bản dịch của Lê Văn Uông:
Màn có trời cao, chiếu đất liền
Cùng trăng thanh thản giấc thần tiên
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng
Hai câu cuối trở thành đôi câu đối hoàn chỉnh, không quá gò bó trong niêm luật mà hào sảng phóng khoáng như chí khí của bậc đế vương, người đặt nềm móng cho triều đại nhà Lý.
Subscribe to:
Posts (Atom)