Saturday, February 14, 2015

Đối thanh và luật bằng trắc trong câu đối

Luật bằng trắc quy định các từ, cụm từ hai vế phải đối nhau về thanh (thanh bằng, thanh trắc), ngoài ra còn quy định vị trí của thanh bằng/trắc trong các vế đối. Nếu kể chi tiết thì cũng khá là rắc rối và khó bề tuân thủ chặt chẽ về mọi luật. Ví dụ trong đôi câu đối:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Đây là đôi câu đối rất chuẩn mực về luật đối thanh, các từ, cụm từ đã đối nhau nhưng nếu tách riêng từng chữ cũng đối nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng chặt chẽ như vậy. Luật đối thanh ưu tiên các chữ:

  • Ở các vị trí thứ 2, 4, 6, cuối câu và đầu cụm từ cuối cùng nếu có lẻ chữ
  • Ở vị trí cuối của các từ có 2 chữ
  • Đôi khi thanh chắc (hỏi, ngã) có thể đối được với thanh trắc (nặng)
  • Ở các vị trí khác, có thể không áp dụng luật đối thanh
Như vậy, nếu viết câu đối, cần đặc biệt chú trọng luật bằng/trắc ở các vị trí nêu trên. Nếu không sẽ khó mà thành câu đối, hay khi đọc lên nghe sẽ không thuận.

Việc có những vị trí không bắt buộc luật bằng trắc cũng giúp cho câu đối bớt gò bó hơn, tránh tình trạng đôi khi bỏ mất những từ hoặc ý hay. 

No comments:

Post a Comment