Mắng học trò dốt
Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa
(Tương truyền bài này Hồ Xuân Hương đọc khi bị một nhóm học trò trêu trọc). Hai câu cuối của bài thơ có thể tách riêng thành đôi câu đối hoàn chỉnh và có thể tồn tại độc lập nhằm phê phán thói "ngựa non háu đá", hiếu thắng.
Hoặc khi bà đả kích những người dựa dẫm nhà chùa nhưng lại thiếu tâm Phật, bài thơ "Sư hổ mang" có hẳn hai đôi câu đối độc đáo (câu 3,4 và câu 5,6), khi tách riêng vẫn có đầy đủ ý nghĩa như cả bài thơ.
Chẳng phải Ngô mà chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc, áo không tà
Oản dâng trước mắt dăm ba phẩm
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Đầu thì trọc lốc, áo không tà
Oản dâng trước mắt dăm ba phẩm
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha
Tu lâu có lẽ lên sư cụ
Ngất nghểu toà sen nọ đó mà
Hay như nhiều người sẽ nhớ hai câu:
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
hơn là nhớ cả bài thơ "Vịnh hang Cắc Cớ".
hơn là nhớ cả bài thơ "Vịnh hang Cắc Cớ".
Câu đối trong thơ Hồ Xuân Hương thường phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi niêm luật hơn những câu đối viết riêng như vẫn rất hay, rất chuẩn.
No comments:
Post a Comment